Cách tính thuế và hạch toán đối với hàng cho, biếu, tặng, trả thay lương năm 2015

Cách tính thuế và hạch toán đối với hàng cho, biếu, tặng năm 2015
Rate this post
Cách tính thuế và hạch toán đối với hàng cho, biếu, tặng năm 2015
Cách tính thuế và hạch toán đối với hàng cho, biếu, tặng năm 2015

Doanh nghiệp có những hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng cho khách hàng hoặc dùng chính hàng hóa đó để thưởng cho người lao động của công ty. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến những hàng hóa đó khi xuất cho khách hàng, nhân viên đó là:

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dùng để biếu, tặng có được khấu trừ thuế GTGT?
Có phải ghi nhận giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng?
Khi đi biếu, tặng cho khách hàng, có cần phải xuất hóa đơn?
Có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN?
Có phải ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng?
Hướng dẫn chính sách thuế đối với chi phí hàng biếu tặng

Dịch vụ kế toán NTT chia sẻ một số kiến thức về vấn đề này như sau:

I. Chính sách thuế.

1. Đối với thuế GTGT đầu vào của hàng dùng để biếu, tặng:
Tại khoản 5 điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”
==>Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2. Ghi nhận giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng:
Tại khoản 3 điều 7 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
==>Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ phải ghi nhận giá tính thuế theo giá của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm phát sinh.

3. Hóa đơn:

Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT­BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT­BTC)

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Chi tiết hơn: Theo khoản 9 điều 3 Thông tư 26/2015/TT­BTC

“2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: ­ Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”

KẾT LUẬN: ­ Khi xuất hàng cho biếu tặng phải lập hóa đơn như bán hàng bình thường.

Như vậy: Đối với hàng hóa dùng để trao đổi, biếu tặng, cho, trả thay lương:

­ Khi mua hàng: Các bạn kê khai vào PL 0­2/GTGT như mua hàng bình thường ­

Khi xuất hàng cho biếu, tặng: Kê khai vào bảng kê bán ra PL 01­1/GTGT như bán hàng bình thường

4. Có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

Năm 2014 Khoản chi để cho, biếu, tặng bị khống chế không vượt quá 15% tổng số chi được trừ. (Theo khoản 2.21 điều 6 Thông tư số 78/2014/TT­BTC)

­ NHƯNG TỪ NĂM 2015 (Từ kỳ tính thuế TNDN năm 2015): ­ Theo khoản 4 điều 1 Luật số 71/2014/QH13: “4. Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9.” ­ Mới nhất theo Thông tư 96/2015/TT­BTC ban hành ngày 22/6/2015 cũng không quy định việc khống chế đối với khoản chi quà biếu, tặng, cho khách hàng.

Như vậy: ­

Năm 2014: Chi phí quà cho, biếu, tặng khách hàng không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ. ­

Năm 2015: Chi phí quà cho, biếu, tặng không bị khống chế mức 15% nữa. (Được trừ toàn bộ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ)

5. Có phải ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa đi biếu, tặng:

Tại điều 5 của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Không quy định doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa đi biếu, tặng (Thông tư 123/2012/TT-BTC có quy định)
==>Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ không phải ghi nhận doanh thu để tính thuế TNDN.

– Tại khoản 5 Công văn Số 2785/TCT-CS ngày 23/7/2014 giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 về thuế TNDN của BTC:

5.1. Bỏ quy định xác định doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu tặng quy định tại điểm 3b Điều 5.

Trước: Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu tặng được xác định theo giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm cho biếu tặng.”

Các bạn chú ý vấn đề này nhé: Bỏ quy định xác định doanh thu tính thuế” Tức là bỏ xác định giá bán theo thị trường chứ không khải là” BỎ XÁC NHẬN DOANH THU TÍNH THUẾ” nhé!

Lưu ý: Đây là quy định về việc bỏ xác định doanh thu để tính thuế TNDN, còn khi xuất hóa đơn các bạn phải xuất theo giá bán nhé

– Hàng cho, biếu, tặng, phải xuất hóa đơn GTGT để tính thuế đầu ra, nhưng không tính vào doanh thu tính thuế khi xác định thuế TNDN

– Trường hợp có chênh lệch giữa giá vốn và giá bán của hàng cho, biếu, tặng thì phải hạch toán phần chênh lệch đó vào doanh thu tính thuế TNDN

II. Hạch toán kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

a. Đối với hàng hóa được dùng để cho, biếu, tặng:

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng cho khách hàng bên ngoài doanh nghiệp (nhưng không kèm điều kiện mua hàng)

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có các TK 152, 153, 154, 155, 156 :Chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá cho , biếu, tặng

Doanh nghiệp phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi tăng phần chênh lệch của giá vốn và giá bán của hàng cho biếu tặng

Nợ TK 641

Có TK 511 – Chênh lệch giá xuất biếu tặng lớn hơn giá vốn ( nếu có )

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.( tính trên giá xuất biếu tặng)

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có các TK 152, 153, 155, 156.

b. Đối với hàng hóa dùng để trả thay lương cho người lao động:

+ Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

+ Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hoá:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa.

Tại sao BÊN NHẬN không được khấu trừ thuế GTGT của hàng được nhận biếu tặng?

Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT­BTC: Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.”

KẾT LUẬN: ­ Vì bên nhận hàng cho biếu tặng không phải thanh toán (không có chứng từ thanh toán) nên không được khấu trừ thuế GTGT của hóa đơn hàng biếu tặng.

Chi tiết các bạn có thể xem tại Công văn 633/TCT­CS ngày 13/02/2015 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế thành phố Hải Phòng: Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Hải Phòng tại công văn số 2015/CT­THNVDT ngày 27/10/2014.

Riêng trường hợp doanh nghiệp nhận hàng hoá cho, biếu, tặng của doanh nghiệp trong nước: do không phải thanh toán tiền thuế GTGT nên doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT­BTC nêu trên.

Lưu ý: ­ Những hóa đơn đầu vào dùng để cho, biếu, tặng các bạn hạch toán và kê khai thuế như khi mua hàng hóa bình thường. ­ Những hóa đơn đầu ra của hàng cho, biếu, tặng các bạn Kê khai vào bảng kê bán ra PL 01­1/GTGT như khi bán hàng bình thường

Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín; Dịch vụ kế toán tại nhà uy tín, chất lượng tại Tp.HCM

_____________________________________

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ  
■ Hotline: 0938.06.26.59 (Ms.Trang)
■ Email: nt.trang8888@gmail.com