Hướng dẫn cách hạch toán và quy định về hàng Cho, biếu, tặng

Hướng dẫn cách hạch toán và Quy định về hàng cho, biếu, tặng
Rate this post

XUẤT HÀNG CHO – BIẾU – TẶNG CÓ TÍNH THUẾ KHÔNG?

Hàng cho, biếu, tặng được hiểu đơn giản là hàng tặng không lấy tiền, nhưng không thực hiện theo bất kì một chương trình khuyến mại – xúc tiến thương mại nào cả. Vì thế, hàng cho – biếu – tặng thì sẽ bị chi phối bởi một số vấn đề cơ bản sau đây:

Hướng dẫn cách hạch toán và Quy định về hàng cho, biếu, tặng
Hướng dẫn cách hạch toán và Quy định về hàng cho, biếu, tặng

1. Về khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng cho, biếu, tặng:
– Đối với doanh nghiệp đi MUA để TẶNG: Được khấu trừ toàn bộ thuếGTGT đầu vào đối với các hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng này. Đương nhiên, phải đảm bảo có đầy đủ hóa đơn GTGT cũng như các hình thức thanh toán hợp lệ.
– Đối với Doanh nghiệp được TẶNG: Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đối với Cá Nhân được tặng thì … có kê khai thuế đâu mà KHẤU, Nên nói túm lại là: Bên được tặng thì không được khấu trừ thuế GTGT.
2. Về Việc lập hóa đơn:
– Cơ sở xuất hàng cho, biếu, tặng thì đương nhiên phải lập hóa đơn. Nội dung ghi trên hóa đơn giống với việc ghi hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bình thường. Giá tính thuế bằng với giá bán của hàng hóa cùng thời điểm (cứ ghi = giá mua vào), thuế GTGT cũng bằng thuế suất tương ứng.
Tuy nhiên, LƯU Ý: Có nhiều doanh nghiệp Kinh doanh mặt hàng, lĩnh vực A, nhưng mua mặt hàng B về tặng (đơn cử như mua rượu tặng tết), thì việc chỉ ghi nội dung trên hóa đơn như bình thường là không được. Do đó, việc cần thiết phải có 1 số nét “khác biệt” trong nội dung hóa đơn. Bạn cứ xem hình nhé.

3. Về Chi phí hợp lý và văn bản để hợp lý chi phí.
3.1. Có mấy loại Cho – biếu – tặng? (2 loại)
– Loại 1: Biếu, tặng nhân viên: loại này thì trừ vào quỹ phúc lợi.
– Loại 2: Biếu, tặng khách hàng, người ngoài công ty: Loại này là chi phí quảng cáo này.

3.2. Văn bản hợp lý chi phí:
Cả 2 loại thì đều được tính chi phí hợp lý, tuy nhiên, cần phải có các văn bản sau đây:
– Quyết định của ban giám đốc về việc biếu/tặng, có định mức tặng, danh sách tặng quà, nguyên nhân – mục đích rõ ràng.
– Hóa đơn, chứng từ đầu vào đầy đủ.
– Bảng kê theo dõi tặng quà. (nếu có – có thì tốt hơn).

4. Hạch toán
– Với bên TẶNG:
+ Nếu mua về tặng: (Cứ nhập kho lấy khấu trừ cho an toàn)
N156
N133
C111,112…
Lúc tặng: Nếu là tặng KH:
N641:
C156
C333:
Lúc tặng: nếu tặng nhân viên
N353:
C511:
C3331:
Thêm bút toán giá vốn:
N632
C156

– Với bên Được tặng (trừ cá nhân – người lao động)
N156 ( giá + thuế)
C711

5. Về thuế TNCN đối với trường hợp biếu, tặng cá nhân:
– Chỉ tính vào Thu Nhập Chịu thuế TNCN từ hàng được cho, biếu, tặng nếu như đó là:
+ Biếu tặng bằng Động Sản/Bất Động sản phải làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu, sử dụng (nhà cửa, phương tiện vận tải, giao thông…)
+ Biếu tặng bằng chứng khoán
Còn lại, không tính vào Thu nhập chịu thuế TNCN.

Xem thêm Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chất lượng HCM

_____________________________________

MỌI THÔNG TIN VỀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN VUI LÒNG LIÊN HỆ  

■ Tel: 0938.06.26.59 (Ms.Trang)
■ Email: nt.trang8888@gmail.com

Tại HCM chúng tôi cung cấp dịch vụ tại tất cả các quận từ: Quận Thủ Đức, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Hóc Môn, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Cần Giờ và các Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12

Từ khóa tìm kiếm: Kế toán bán thời gian, Dịch vụ kế toán bán thời gian, Ke toan ban thoi gian tai HCM, Tim ke toan ban thoi gian tai HCM