
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 85; Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH số 58/2014/QH13; Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm số 38/2013/QH13; Điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật BHYT số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi bổ sung tại Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT; Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hiện nay là 32,5% tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng.
Trong đó, đóng BHXH bắt buộc là 26%, người lao động đóng 8%; người sử dụng lao động đóng bằng 18%; đóng BHYT 4,5%, người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%; đóng BHTN 2%, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%.
Và theo điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2016 thì:
“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở ….”
Mức lương để đóng BHYT, BHTN được quy định như sau:
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ đóng là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ đóng là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng thì căn cứ đóng là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ đóng là mức lương cơ sở. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ với Lamketoan.net để được tư vấn hoặc cung cấp Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và các dịch vụ kế toán khác như: Dịch vụ kế toán trọn gói, Dịch vụ kế toán thuế (Báo cáo thuế), Dịch vụ kế toán bán thời gian… qua:
————————————————————————————-
■ Hotline: 0938.06.26.59 (Ms.Trang)
■ Email: nt.trang8888@gmail.com